Đông trùng hạ thảo Tây Tạng được mệnh danh là loại “thiên dược trời ban” quý hiếm bậc nhất trên thế giới. Sở dĩ quý hiếm như vậy không chỉ bởi những vô vàn lợi ích tuyệt diệu của nó cho sức khỏe, mà còn bởi sự khan hiếm và quá trình sinh trưởng đặc biệt tại đỉnh núi khắc nghiệt nhất thế giới. Mới đây phóng viên ảnh Aly Song của hãng tin Reuters, đã có dịp theo chân những người nông dân trong một chuyến thu hoạch đông trùng hạ thảo tại Cao nguyên Thanh Tạng.
Hiện nay đông trùng hạ thảo tự nhiên của Tây Tạng được bán với mức giá không tưởng lên đến vài tỷ đồng cho một kilogam. Thế nhưng không phải cứ có tiền là bạn có thể sở hữu loại dược liệu đặc biệt quý giá này, bởi chúng vô cùng khan hiếm.
Khảo sát cho thấy rằng, sản lượng thu hoạch đông trùng hạ thảo Tây Tạng hiện nay chỉ rơi vào khoảng vài chục kilogam trong một năm, và chỉ đáp ứng chưa đến 1% nhu cầu của những người đang thèm muốn sở hữu chúng.
Hành trình khắc nghiệt của những người đi săn đông trùng hạ thảo
Tất cả chúng ta đều biết rằng, đông trùng hạ thảo là loại thiên dược quý hiếm bậc nhất và vô cùng đắt đỏ. Nhưng không phải ai cũng biết rằng, để có được loại “dược liệu trời ban này” là cả một hành trình đầy vất vả, khắc nghiệt qua đôi bàn tay và sự gan góc của những người nông dân bản địa. Thậm chí để mang về vài chục gam đông trùng hạ thảo Tây Tạng, đã có những người hi sinh cả tính mạng của bản thân.
Thu hoạch đông trùng hạ thảo – Nghề mưu sinh khắc nghiệt của những người nông dân nghèo
Ông Ma Junxiao, 49 tuổi, là một người dân tộc Hồi, sinh sống tại một vùng đất hẻo lánh và khắc nghiệt tại Trung Quốc. Ông là một trong số những hộ nông dân nghèo sống bằng nghề thu hái nấm trên các sườn núi. Đây là công việc chính giúp ông nuôi sống cả gia đình mình.
Mỗi khi mùa xuân tới, khi tuyết ngừng rơi, ông Ma sẽ bắt đầu hình trình gian nan dài đến 600km, đi theo đường bộ từ ngôi làng nghèo khổ của mình thuốc tỉnh Cam Túc của Trung Quốc để đến Thanh Hải, và leo lên những đỉnh núi không tên đầy hiểm trở.
Ông Ma cũng như hàng chục người nông dân khác, đều làm thuê cho một công ty của địa phương. Họ được tuyển dụng để đi tìm kiếm loài nấm Ophiocordyceps sinensis hay còn gọi là đông trùng hạ thảo. Dược liệu được mệnh danh là “sản vật trời ban” với vô vàn công dụng cho sức khỏe.
Đông trùng hạ thảo là loại nấm sống ký sinh trên cơ thể của ấu trùng sâu bướm, ăn mòn cơ thể ấu trùng từ bên trong và mọc ra từ đó. Vào mùa hè có thể nhìn thấy thân của nấm mọc lên từ lòng đất.
Hiện nay đông trùng hạ thảo Tây Tạng được giới thượng lưu săn lùng ráo riết vì tin rằng chúng là một loại “thần dược”. Giá của đông trùng hạ thảo Tây Tạng ngày càng leo thang, tỷ lệ thuận với mức độ khan hiếm và ngày càng suy giảm của nó.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận đây là món hời rất lớn nếu thu hoạch thành công. Đứng trước nhu cầu cao của thị trường, những năm gần đây các công ty khai thác đông trùng hạ thảo đã chi đến hàng triệu nhân dân tệ để được toàn quyền tìm kiếm loại dược liệu quý hiếm này trên các cụm núi vào mùa của chúng.
Ngày nay sản lượng đông trùng hạ thảo Tây Tạng ngày càng suy giảm theo từng mùa. Ông Ma cho biết, hai năm trở lại đây, thu nhập từ việc tìm kiếm đông trùng hạ thảo của của ông giảm đến một nửa bởi chúng ngày càng khan hiếm. Cách đây vài năm, vào mỗi mùa thu hoạch, ông có thể kiếm tới 14.000 đến 16.000 nhân dân tệ. Nhưng đến nay giảm xuống chỉ còn khoảng 7000 – 8000 nhân dân tệ.
Theo các nghiên cứu, nguyên nhân khiến lượng đông trùng hạ thảo Tây Tạng suy giảm nghiêm trọng có liên quan mật thiết đến sự nóng lên của toàn cầu. Điều này khiến cho lượng tuyết rơi mỗi mùa giảm, các dòng sông bằng ngày càng tan chảy, và nhiệt độ tại các vùng núi này cũng ngày một ấm lên khiến đông trùng hạ thảo khó phát triển hơn. Bởi loại dược liệu này chỉ sinh trưởng ở điều kiện đặc biệt, đó là trong các lòng đất lạnh nhưng không đóng băng, với nền nhiệt khoảng 5 độ C.
Sản lượng đông trùng hạ thảo Tây Tạng ngày càng sụt giảm khiến thu nhập của những người nông dân thấp đi nhiều. Ảnh Reuters
Ông Ma – người nông dân đã gắn bó với việc thu hoạch đông trùng hạ thảo suốt 14 năm cảm thán rằng: “Các dòng sông băng ngày càng biến mất và đông trùng hạ thảo cũng ít đi từng mùa. Thật buồn vì điều này khiến cuộc sống của tôi cũng trở nên khó khăn hơn do thu nhập giảm sút.”
Trái ngược với sự suy giảm sản lượng đông trùng hạ thảo Tây Tạng, nhu cầu sử dụng chúng lại ngày càng tăng lên nhanh chóng trong suốt một thập kỷ qua, đặc biệt là ở Trung Quốc. Theo giới chuyên gia, điều này là do sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp thượng lưu Trung Quốc, cùng xu hướng thích sử dụng các loại thực phẩm quý hiếm từ thực vật. Ngoài ra, người châu Á còn tin rằng, đông trùng hạ thảo là một loại “thần dược” có khả năng chữa bách bệnh, tăng cường sức khỏe và phục hồi sinh lý.
Tại vùng núi Thanh Hải và Tây Tạng thuộc dãy Himalaya – nóc nhà cao nhất của Thế giới, là nơi sở hữu điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhưng vô cùng thích hợp cho sự phát triển của đông trùng hạ thảo. Tại đây, công việc đi “săn” đông trùng hạ thảo trở thành nguồn thu nhập chính của hàng nghìn người nông dân dân ở địa phương.
Để có thu nhập nuôi sống gia đình, họ phải làm việc vất vả, chấp nhận những rủi ro cả về tính mạng để leo lên những đỉnh núi cao khắc nghiệt. Công việc của họ đang mang đến sự giàu có và nguồn thu béo bỏ cho những công ty thu hoạch và chế biến lớn của Trung Quốc.
Đỉnh điểm có những lúc đông trùng hạ thảo Tây Tạng được thổi giá lên đến gần 2 tỷ đồng cho 1 kg, tạo nên cơn sốt săn lùng đối với những người nông dân nghèo như ông Ma.
Chính sự săn lùng, thu hoạch quá mức loại dược liệu này cũng là một trong những nguyên nhân khiến sản lượng của nó ngày càng sụt giảm.
Những cuộc “đi săn” ở độ cao 4500 mét
Năm nay đông trùng hạ thảo vô cùng khan hiếm. Chính vì thế, ông Ma cùng nhiều người nông dân khác phải leo lên những đỉnh núi cao tới 4500 mét để săn lùng thứ “thần dược” mang tên đông trùng hạ thảo. Vất vả, kham khổ và suy kiệt sức khỏe vì lao động quá mức, nhưng những người nông dân này chỉ được trả khoảng 6 nhân dân tệ cho mỗi mảng nấm tìm được. Một con số quá bèo bọt so với giá trị của đông trùng hạ thảo sau khi qua tay những công ty thu hoạch.
Chia sẻ với phóng viên hãng Reuters ông Ma cho biết: “Tôi có hai người con trai đang mở một tiệm mỳ tại Giang Tô. Công việc mang lại thu nhập chính cho tôi là từ đi săn đông trùng hạ thảo. Số tiền kiếm được ngoài để duy trì cuộc sống, tôi còn phải gửi cho hai người con trai của mình để phát triển tiệm mỳ.”
Đông trùng hạ thảo nằm bên dưới lòng đất và chỉ có khoảng 2 – 3 cm phần thân nhô lên phía trên. Chúng vô cùng nhỏ bé và rất khó có thể nhìn thấy. Để săn được những gốc đông trùng hạ thảo, người nông dân phải thật kiên nhẫn, nằm sát mình xuống mặt đất và căng mắt tìm kiếm trên từng centimet, gạt từng cọng nhỏ để mong mỏi tìm thấy một chút dấu vết của đông trùng hạ thảo.
Để tìm thấy đông trùng hạ thảo người nông dân phải nằm sát vào mặt đất, tỉ mỉ bới từng nhánh cỏ
Để tìm thấy đông trùng hạ thảo đã khó, nhưng để lấy được chúng lên một cách nguyên vẹn còn khó gấp hàng chục lần. Những người nông dân phải thật khéo léo và tỉ mỉ, dùng tay bới từng chút đất lên, cho đến khi lấy được phần thân ấu trùng nằm sâu trong lòng đất, không sứt mẻ, không bị gãy. Bởi nếu đông trùng hạ thảo bị gãy đôi thì giá trị của chúng giảm đi rất nhiều.
Đôi khi những người nông dân tìm đến mỏi mắt, tay chân tê dại vì nằm bò trên mặt đất quá lâu, đói đến quặn người vì nhịn ăn nhưng chỉ có thể tìm thấy vài gốc đông trùng hạ thảo. Họ thường làm việc đến tận khi mặt trời đã hạ núi và chỉ còn sót lại le lói một vài tia sáng.
Sau khi săn được những gốc đông trùng hạ thảo, người nông dân sẽ tỉ mẩn làm sạch chúng bằng một chiếc bàn chải nhỏ, sau đó mang đến chợ bán để đổi lấy tiền hoặc lương thực. Còn những người nông dân làm thuê như ông Ma sẽ mang chúng đến cho người quản lý của công ty thu hoạch và đổi lấy tiền lương.
Khi màn đêm buông xuống là lúc những người “thợ săn đông trùng hạ thảo” trở về với những túp lều dựng tạm bợ ở lưng chừng núi. Đó là nơi họ sẽ nghỉ ngơi, ăn uống qua loa và ngủ một giấc để lấy sức cho chuyến đi săn tiếp theo khi mặt trời ló rạng.
Câu chuyện về hành trình khắc nghiệt tìm kiếm Đông trùng hạ thảo Tây Tạng đã phần nào phản ánh bức tranh tổng thể về loại “thiên dược” quý hơn vàng này. Thực tế cho thấy đông trùng hạ thảo tự nhiên hiện nay vô cùng khan hiếm, với số lượng quá ít ỏi, rất khó để thực sự mua được đông trùng hạ thảo Tây Tạng chuẩn.
Trong khi đó nhu cầu sử dụng đông trùng hạ thảo vẫn vô cùng cao, bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại.