DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÁCH PHÒNG NGỪA NHƯ THẾ NÀO

1. Dị vật đường thở là gì?

Trường hợp dị vật xuất hiện ở đường thở thường được gọi là dị vật đường thở. Bác sĩ cho biết bất cứ ai cũng có nguy cơ bị mắc dị vật ở đường thở, nhưng đa phần là trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 4 tuổi trở xuống. Bởi vì ở độ tuổi này, trẻ đang cảm thấy tò mò và muốn khám phá thế giới xung quanh, các bé có thể đưa đồ vật vào miệng và vô tình nuốt các đồ vật này. Ngoài ra, việc trẻ nhỏ vừa khóc hoặc vừa cười khi ăn cũng có thể khiến thức ăn nghẹn ở đường thở. 

Dị vật đường thở có thể xuất hiện ở khí quản, thực quản hoặc phế quản

Dị vật đường thở có thể xuất hiện ở khí quản, thực quản hoặc phế quản

Một số trường hợp, người lớn vô tình nuốt phải dị vật, bị sặc cũng sẽ gây nên tình trạng dị vật đường thở và cần cấp cứu kịp thời. 

Trên thực tế, dị vật xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau, ví dụ như: khí quản, phế quản hoặc thực quản… Dị vật ở mỗi vị trí sẽ có biểu hiện cũng như gây ra những tổn thương khác nhau. 

2. Dấu hiệu cảnh báo sự xuất hiện của dị vật đường thở

Dị vật đường thở sẽ gây ra tình trạng khó thở. Kích thước dị vật càng lớn thì người bệnh càng gặp nhiều khó khăn khi hô hấp, thậm chí một số trường hợp bị ngạt thở do dị vật quá lớn. Tốt nhất, khi bạn đột nhiên cảm thấy khó thở, hãy tìm cách báo ngay cho những người xung quanh để được cấp cứu kịp thời. 

Sốt cũng là biểu hiện thường gặp khi bệnh nhân có dị vật nhỏ trong đường thở. Dị vật khi xâm nhập vào đường thở, qua 1 thời gian nếu không được lấy ra thì sẽ gây ra 1 số tổn thương, gây viêm và từ đó khiến người bệnh bị sốt. 

Triệu chứng đặc trưng nhất là cảm giác khó thở

Triệu chứng đặc trưng nhất là cảm giác khó thở

Khá nhiều trường hợp có dị vật ở thanh quản, chúng thường là mẩu vụn thức ăn như xương cá hoặc đầu tôm, vỏ trứng,… Dị vật xuất hiện ở thanh quản là nguyên nhân khiến người bệnh bị khàn tiếng, thậm chí là mất tiếng. Các triệu chứng kèm theo là: ho khan diễn ra liên tục gây phù nề thanh quản, khó thở, sốt. Nếu như dị vật to thì tình trạng khó thở càng trở nên nghiêm trọng hơn, một số bệnh nhân còn phải đối mặt với hiện tượng ngạt thở cấp khi dị vật đường thở xuất hiện.

Dị vật xuất hiện ở khí quản cũng là nguyên nhân gây ho kéo dài, bệnh nhân cần chú ý theo dõi và đi cấp cứu kịp thời. Đặc biệt, dị vật ở khí quản có kích thước tương đối lớn và có thể gây tắc thở nếu dị vật bị kẹt tại thanh môn. Lúc này, bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu sớm, nếu không tính mạng của họ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Trẻ vừa ăn, vừa quấy khóc là nguyên nhân khiến dị vật đường thở xuất hiện

Trẻ vừa ăn, vừa quấy khóc là nguyên nhân khiến dị vật đường thở xuất hiện

Khó thở cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân đang có dị vật ở phế quản. Nguyên nhân chính là do một bên phế quản gốc đã bị dị vật bít kín. Để xử lý dị vật, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

3. Vậy dị vật đường thở có nguy hiểm không?

Chắc hẳn rất nhiều bạn đang thắc mắc: dị vật đường thở có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, đây là một trong những cấp cứu tai mũi họng cần được phát hiện, xử lý sớm để hạn chế biến chứng xảy ra. Nếu không may phát hiện và điều trị muộn, tình trạng viêm, phù nề xuất hiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bệnh nhân, thậm chí tính mạng người bệnh bị đe dọa.

Dị vật ở đường thở không được xử lý sớm sẽ gây một số biến chứng ở phổi, có thể kể đến như tình trạng viêm phế quản, xẹp phổi hoặc áp xe phổi,… Bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với tình trạng nghiêm trọng như: tràn khí màng phổigiãn phế quản hoặc tràn mủ màng phổi. Trong một số trường hợp, dị vật trên đường thở có kích thước lớn sẽ gây tắc thở, cướp đi tính mạng của bệnh nhân.

Thực tế, biến chứng ở trẻ nhỏ thường xuất hiện sớm hơn, nghiêm trọng hơn so với người trưởng thành. Chính vì thế các bậc phụ huynh cần thận trọng, chú ý theo dõi và phát hiện sớm dị vật đường thở ở trẻ nhỏ.

Dị vật đường thở gây ra những biến chứng nghiêm trọng

Dị vật đường thở gây ra những biến chứng nghiêm trọng

4. Bí quyết ngăn ngừa sự xuất hiện của dị vật ở đường thở

Dị vật trên đường thở ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe, tính mạng bệnh nhân. Tốt nhất chúng ta nên chủ động phòng ngừa, hạn chế sự xuất hiện của dị vật trên đường thở, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.

Như đã phân tích ở trên, dị vật đường thở thường xuất hiện ở trẻ nhỏ do tâm lý tò mò, thích khám phá và ngậm đồ vật xung quanh mình. Các bậc phụ huynh nên để đồ vật kích thước nhỏ ở xa tầm tay của trẻ. Khi các bé chơi đồ chơi, chúng ta vẫn cần để mắt theo dõi, tránh tình trạng trẻ đưa đồ chơi vào miệng ngậm hoặc nuốt.

Trẻ nên tập trung ăn uống để tránh bị nghẹn

Trẻ nên tập trung ăn uống để tránh bị nghẹn

Khi ăn uống, nếu trẻ khóc hoặc cười quá nhiều thì thức ăn rất dễ bị tắc ở khí quản, phế quản hoặc thực quản. Chính vì thế trong bữa ăn, trẻ cần tập trung ăn uống, cha mẹ không nên ép con ăn khi bé đang quấy khóc, không hợp tác. Đặc biệt, với trẻ dưới 4 tuổi, chúng ta nên hạn chế đưa các món ăn dễ gây hóc cho trẻ, ví dụ như: hạt lạc, quả nhãn, quả vải,…

Với những chia sẻ trên, hy vọng rằng chúng ta đã hiểu được ảnh hưởng nghiêm trọng của dị vật đường thở đối với sức khỏe bệnh nhân. Bên cạnh đó, kỹ thuật sơ cứu dị vật đường thở là kiến thức bất kỳ ai cũng nên trang bị cho mình để xử lý trong những tình huống nguy cấp. Các bạn có thể tham khảo cách sơ cứu ở hình minh họa sau đây cho người lớn và trẻ nhỏ:

Các bước xử lý dị vật đường thở với trẻ nhỏ

Các bước xử lý dị vật đường thở với trẻ nhỏ

Các bước xử lý dị vật đường thở với người lớn

Các bước xử lý dị vật đường thở với người lớn

Share

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *