BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT – NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

Sốt xuất huyết rất dễ bùng phát thành dịch và biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Điều đáng nói là đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh. Do đó, phát hiện để được chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết kịp thời có vai trò rất quan trọng đối với việc ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiến triển nặng và biến chứng.

1. Biện pháp điều trị sốt xuất huyết

1.1. Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Dengue và trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes Aegypti. Bệnh có xu hướng gia tăng, phát triển thành dịch vào mùa mưa.

Những triệu chứng điển hình của bệnh sốt xuất huyết

Những triệu chứng điển hình của bệnh sốt xuất huyết

Người bị sốt xuất huyết thường trải qua bốn giai đoạn bệnh với các triệu chứng điển hình sau:

– Giai đoạn ủ bệnh: thường không có triệu chứng, kéo dài khoảng 3 – 10 ngày.

– Giai đoạn sốt: người bệnh bị buồn nôn, nhức đầu, sốt cao đột ngột, đau cơ và xương khớp, có nốt xung huyết da, hai hố mắt bị nhức, chảy máu cam, chảy máu chân răng,…

– Giai đoạn nguy hiểm: thường bắt đầu vào khoảng ngày thứ 3 – 7, lúc này người bệnh đã giảm hoặc cắt sốt nhưng nếu gặp biến chứng sẽ xuất hiện triệu chứng xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết da, tràn dịch màng bụng, tràn dịch phổi, mi mắt bị phù, ga to,…

– Giai đoạn hồi phục: bắt đầu sau giai đoạn nguy hiểm khoảng 24 – 48 giờ, người bệnh đã hết sốt hoàn toàn và thể trạng tốt lên, đi tiểu nhiều, có cảm giác thèm ăn.

1.2. Điều trị sốt xuất huyết bằng cách nào?

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh sốt xuất huyết vì thế mục tiêu chính là điều trị triệu chứng của bệnh. Tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể áp dụng các biện pháp điều trị sốt xuất huyết sau:

– Dùng thuốc hạ sốt

Đây là hai loại thuốc thường dùng với mục đích kiểm soát triệu chứng sốt trên 38.5 độ C và đau nhức cơ. Thuốc được khuyến cáo nên dùng là paracetamol đơn chất liều 10 -15mg/kg/lần, cách nhau 4 – 6 giờ và tổng liều không quá 60 mg/kg/24h. Điều cần ghi nhớ là tuyệt đối không được cho người bị sốt xuất huyết dùng thuốc aspirin hay ibuprofen vì thuốc sẽ khiến cho tình trạng chảy máu trở nên trầm trọng hơn, tăng nguy cơ chảy máu dạ dày khiến tính mạng người bệnh bị đe dọa.

Những điều cần ghi nhớ khi điều trị sốt xuất huyết

Những điều cần ghi nhớ khi điều trị sốt xuất huyết

– Bù dịch

Những trường hợp bị sốc Dengue cần được bù dịch cấp cứu khẩn cấp vì bệnh làm tăng tính thấm thành mạch gây thoát huyết tương và sốc. Bù dịch sẽ tránh được nguy hiểm cho người bệnh. Cách bù dịch có thể thông qua hai đường:

+ Đường uống

Cần hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết Dengue thể nhẹ bằng biện pháp bù dịch từ sớm thông qua đường uống. Nước sôi để nguội và dung dịch oresol được khuyến khích dùng nhất. Ngoài ra người bệnh cũng có thể bù dịch bằng nước trái cây hoặc nước cháo loãng pha cùng chút muối.

Với dung dịch oresol, khi uống cần đọc kỹ hướng dẫn về liều lượng pha, tuyệt đối không pha ít hơn liều lượng đã chỉ định vì nó dễ làm rối loạn nước điện giải gây mất nước các tế bào dẫn đến hôn mê, co giật, hôn mê, tổn thương não,…; không pha quá loãng vì như vậy khiến lượng muối được bù lại ít hơn với lượng nước nên không đạt được hiệu quả bù dịch và muối.

Sau khi đã pha, dung dịch cần được dùng hết trong 24 giờ (nếu không hết thì bỏ đi để pha gói mới) và uống rải rác, không uống liên tục. Dung dịch đã pha không được bảo quản trong tủ lạnh, không được đun sôi, không pha chung với bất kỳ loại nước nào khác ngoài nước sôi để nguội hoặc nước lọc.

+ Đường tĩnh mạch

Đây là biện pháp hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết thể nặng. Bác sĩ sẽ cân nhắc truyền dịch NaCl 0.9%, Ringer lactat khi người bệnh không thể bù dịch đường uống, bị nôn nhiều, lừ đừ, có biểu hiện mất nước, tăng hematocrit. Thời gian truyền dịch không được vượt quá 24 – 48 giờ.

Ngay khi nghi ngờ sốt xuất huyết, người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và có lời khuyên xác đáng

Ngay khi nghi ngờ sốt xuất huyết, người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và có lời khuyên xác đáng

Khi bệnh nhân đã ổn định mạch và huyết áp trở lại, đi tiểu nhiều cần ngừng truyền dịch tĩnh mạch. Sau khi đã hết sốc khoảng 24 giờ thì người bệnh không cần bù dịch nữa. Người bệnh cũng không được tự ý truyền đạm hay dịch muối tại nhà để tăng cường sức khỏe vì dễ dẫn đến thừa dịch, phù nề, suy hô hấp, phù phổi cấp, sốc dị ứng đe dọa sự sống.

2. Những sai lầm không được phạm phải khi điều trị sốt xuất huyết

– Không đi khám bệnh

Sốt xuất huyết diễn tiến tương đối khó lường, nếu người bệnh chủ quan không đi khám để được chẩn đoán và theo dõi thì rất dễ bị chuyển từ giai đoạn nhẹ sang nặng, không xử trí kịp thời nên gặp các biến chứng nguy hiểm. Với trường hợp đã thăm khám và được chỉ định theo dõi tại nhà thì cần tái khám đúng hẹn hoặc nhập viện ngay khi có dấu hiệu bất thường như:

+ Đã hết sốt nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

+ Bị nôn nhiều.

+ Đau bụng.

+ Tay chân ẩm và lạnh.

+ Có cảm giác bứt rứt.

+ Có dấu hiệu xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của cơ thể.

– Cho rằng hết sốt tức là bệnh đã khỏi.

Thực tế là sau khi hết sốt mới chính là lúc sốt xuất huyết trở nên nguy hiểm. Khoảng 2 – 7 ngày sau khi hết sốt nhiều người cảm thấy đỡ khó chịu hơn nên chủ quan, không theo dõi sức khỏe mà không biết rằng đây mới là lúc hệ miễn dịch đã bị virus Dengue làm suy yếu đi nhiều. Rất nhiều người dễ phải đối mặt với biến chứng gây tràn dịch màng phổi, xuất huyết nội tạng,… và tử vong.

Với những nội dung đã chia sẻ trên đây, hy vọng qúy khách hàng đã hình dung rõ hơn về biện pháp điều trị sốt xuất huyết và biết được cần tránh những gì để không gây nguy hiểm cho sức khỏe của chính mình.

Share

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *