Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em rất dễ lây lan và có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Tìm hiểu về căn bệnh tay chân miệng sẽ giúp cha mẹ có biện pháp chăm sóc và bảo vệ an toàn cho con.
1. Nguyên nhân và con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường được bắt gặp ở độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, có thể xảy ra ở mọi thời điểm do tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm.
Nguyên nhân
Tác nhân dẫn đến bệnh tay chân miệng do nhóm virus đường ruột Enterovirus. Virus Enterovirus type 71 (EV71) và Virus Coxsackievirus (nhóm A16) là nguồn cơn chủ yếu gây bệnh.
Bệnh tay chân miệng“>tay chân miệng do một số loại virus trong hệ tiêu hoá gây ra
Khi virus xâm nhập vào cơ thể người, chúng bắt đầu nhân lên và gây nhiễm trùng niêm mạc miệng, má, lợi, lưỡi hoặc ở da lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông,… Những vùng này sẽ xuất hiện các bọng nước nhỏ có đường kính 2 – 10mm. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 – 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn.
Con đường lây lan virus tay chân miệng
Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây lan qua các con đường sau:
- Tiếp xúc trực tiếp: Người nhiễm bệnh có thể truyền virus cho trẻ thông qua tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn nước bọt, dịch mủ từ các vết loét trong miệng, vùng đau đỏ trên da tay và chân,…
- Tiếp xúc gián tiếp: Trẻ nhỏ sau khi chạm các vật dụng, đồ chơi, bề mặt bị nhiễm virus từ người nhiễm bệnh sau đó đưa tay lên miệng, mắt hoặc các vùng da dễ bị tổn thương sẽ có thể tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể. Hoặc trẻ cũng có thể bị lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ.
- Lây qua không khí: Virus cũng có thể lây truyền qua việc hít thở các giọt nước bọt hoặc hạt bụi chứa virus trong không khí. Tuy nhiên, đây không phải là con đường chính trong việc lây truyền bệnh.
Các vết loét trên da là nguồn cơn làm lây lan mầm bệnh
2. Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện với các triệu chứng đặc trưng bao gồm:
Loét miệng và tay, chân
Niêm mạc miệng xuất hiện các vết loét ở nướu, bên trong má, lưỡi,… Những vết loét này thường rất đỏ, sưng và gây đau khiến trẻ quấy khóc, khó chịu, mất ngủ, việc ăn uống và nói chuyện trở nên khó khăn hơn.
Ngoài miệng, trẻ cũng có thể phát triển các vết loét tương tự trên tay và chân. Những vết loét này thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ngón tay, đôi khi còn xuất hiện ở mông hoặc vùng bẹn. Vết loét có thể gây đau và làm cho việc đi, vận động hay sinh hoạt của trẻ gặp trở ngại.
Sốt
Trẻ em bị bệnh tay chân miệng thường có sốt, thường là sốt từ 38 – 390 C. Đi kèm có thể là các triệu chứng ho, đau họng, mệt mỏi,…
Buồn nôn, nôn mửa
Một số trẻ có thể có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa, đặc biệt khi vết loét xuất hiện trong miệng và gây đau. Đồng thời, trẻ em thường không muốn ăn do đau khi nhai và nuốt thức ăn.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có thể bị sốt từ 38 – 390 C
Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 – 10 ngày chăm sóc đúng cách tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Trường hợp bé sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 48 giờ kèm theo các biểu hiện như ói, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh, khó thở, da nổi vằn, gia đình cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.